Công trình đồ sộ, hoành tráng được xây dựng từ những loại gỗ chuẩn mực không thể tốt hơn ở Nga - khu nhà ở của Aleksey Mikhailovich Romanov - một trong những Sa Hoàng lịch sử phát triển đất nước Nga.
Tòa cung điện này đã mọc lên vào thời điểm rất hệ trọng trong lịch sử quốc gia. Đây mãi mãi là công trình mà người dân đất nước này tự hào. Trải qua bao năm, đến giờ và còn cả tương lai công trình sẽ vẫn thu hút hàng triệu du khách hàng năm.
Khi xưa, vào thời điểm nước Nga chấm dứt những biến động gắn với thời kỳ chiến sự, loạn lạc tuy có thể không phải là ranh giới thời xứ Đại Nga Kiev, nhưng đế chế Nga đã giải thoát khỏi ách xâm lược ngoại bang. Đó đã là tượng trưng cho niềm vinh quang của toàn thể người dân khi đó.
Ý thức dân tộc trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết và cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, khiến cho thời điểm đó xuất hiện nhiều người con kiệt xuất. Nước Nga trở thành quốc gia phồn thịnh vĩ đại. Và tòa cung điện ở Kolomenskoe là bằng chứng về sự hùng cường của quốc gia Nga, về ý nghĩa lớn lao của tất cả những gì đã diễn ra tại nơi đó.
Thái tử kế vị Aleksei Mikhailovich khi lên ngôi báu trị vì nước Nga đã nghĩ tới việc thay đổi quy mô và có những ý kiến đột phá về sự trang hoàng cho dinh thự gia tộc tại Kolomenskoe. Lúc đó, những nghệ nhân ưu tú nhất trên khắp đất nước được triệu tập, bao gồm nhiều chuyên gia xuất sắc trong xây dựng, kiến trúc, hội họa, thợ thủ công… Họ là những người suốt ngày đêm kéo dài thời gian từ mùa hè cho đến mùa đông miệt mài chăm chút cho công cuộc kiến thiết nước nhà.
Đích thân Sa hoàng thời bấy giờ theo dõi, kiểm soát các công việc với những phấn khích và mong mỏi từ tâm. Thế nên, trong thời gian kiến thiết, tòa cung điện đã được người đương thời phải thốt lên "Ôi, kỳ quan thứ 8 của thế giới!". Tòa cung điện bằng gỗ hoành tráng được xây dựng dành cho Sa hoàng Aleksei Mikhailovich trong khu điền trang cổ kính tại Kolomenskoe vào nửa sau thế kỷ XVII. Công trình nổi bật không chỉ bởi phương hướng mới mẻ trong nghệ thuật kiến trúc Nga, mà còn bởi ý nghĩa mở ra một trang mới trong lịch sử nước nhà.
Thế nhưng tòa tháp gỗ khổng lồ của Sa hoàng chỉ tồn tại chưa đầy thế kỷ. Sau khi vua Nga băng hà, người ta đã cải tạo tòa nhà cung điện không chỉ một lần. Đến giữa thế kỷ XVIII, Nữ hoàng Nga Ekaterina Đệ nhị chủ trương xây dựng cung điện riêng bốn tầng ở Kolomenskoe, hùng vĩ chẳng kém gì công trình của tiền nhân. Tòa tháp gỗ cũ vốn dựng theo phong cách Nga cổ tỏ ra ít ăn nhập với tòa cung điện mới của Nữ hoàng theo lối châu Âu tân kỳ, vì thế đã có quyết định dỡ bỏ.
Ý tưởng phục dựng cung điện nguyên bản tại khu điền trang -
bảo tàng Kolomenskoe đã nảy sinh hồi những năm 1990. May mắn là vẫn giữ được
toàn bộ những bản thiết kế và mô hình đồ họa vô giá mà người xưa thực hiện
không lâu trước khi dỡ bỏ tòa lâu đài gỗ này. Còn công tác thăm dò khai quật khảo
cổ học trên địa bàn thì khẳng định rằng nền móng vẫn được bảo tồn tuyệt hảo.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trăm năm trôi qua, tại vị trí cung điện cũ đã hình thành một quần thể thiên nhiên, những cây sồi và cây gia mọc lớn thành rừng, do đó đã thông qua quyết định di dời công trình tới mặt bằng khác, xa hơn điểm cũ một chút về hướng nam.
Mặc dù công trình cung điện được phục dựng không hoàn toàn thuần túy bằng gỗ như xưa, tất cả kết cấu khung là bêtông cốt thép, nhưng sau đó đều được lát bao phủ bằng gỗ súc tròn. Dù sao chăng nữa, cũng đã thành công phục dựng hầu như y nguyên kiệt tác 24 nội thất của dinh thự hoàng gia, trong đó có cả nội cung giành riêng cho các thành viên gia đình Sa hoàng. Dưới thời Sa hoàng Aleksei Mikhailovich trong toàn bộ tòa tháp cung điện có gần 300 phòng, kể cả những lối đi khép kín dẫn từ tầng này qua tầng khác, những khoảng chiếu nghỉ kỳ thú, các hành lang bất tận và đa dạng trong một tổng thể hài hòa. Công trình phục dựng này đã kéo dài gần 20 năm từ những bàn tay vàng của các nghệ nhân Nga đã tái hiện khá chính xác toàn bộ kết cấu phức tạp của tổ hợp kiến trúc đặc biệt.
Khánh Phương
https://baonga.com/tu-hao-cong-trinh-kien-truc-sa-hoang-aleksey-mikhailovich-romanov.html
Social Footer